02838589787

Răng nhạy cảm

Răng nhạy cảm là gì?
Các triệu chứng
Chẩn đoán.
Thời gian dự kiến
Cách phòng ngừa.
Điều trị.
Khi nào cần đền Nha sĩ
Tiên lượng.
Răng nhạy cảm là gì?

Nhiều người trong chúng ta nói có “răng nhạy cảm.” Chúng ta thường nói đến những cơn đau hoặc khó chịu ở răng của chúng ta trong những tình huống nhất định. Những tình huống này có thể bao gồm:

* Ăn, uống lạnh
* Ăn, uống nóng
* Ăn ngọt
* Chạm răng này vào răng khác hay lưỡi

Có hai loại nhạy cảm răng:

Nhạy cảm ngà xảy ra khi ngà răng bị bộc lộ. Thông thường, ngà răng được bao phủ bởi lớp men ở trên nướu và xi măng ở dưới nướu. Ngà răng có những lỗ nhỏ gọi là các ống ngà. Bên trong mỗi ống ngà có một nhánh thần kinh đến từ tủy răng. Khi ngà răng bị bộc lộ, nhiệt độ lạnh hoặc nóng hay áp lực có thể ảnh hưởng đến các nhánh thần kinh này. Điều này gây ra sự nhạy cảm.

Nhạy cảm ngà xảy ra khi các lớp bảo vệ bên ngoài của men răng hoặc xi măng bị mất đi, lộ ngà răng. Nó có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều răng. Một số nguyên nhân làm lộ ngà răng bao gồm:

* Bàn chải đánh răng của bạn quá cứng. Điều này sẽ làm mòn đi lớp men răng.
* Việc vệ sinh răng miệng kém. Điều này có thể cho phép cao răng tích tụ tại các đường viền nướu.
* Mòn răng lâu dài
* Sâu răng không được điều trị
* Một lớp trám cũ với một vết nứt hoặc bị rò rỉ
* Nướu teo rút lộ ra phần chân răng. Tụt nướu thường là do bệnh nha chu hoặc do cách đánh răng quá mạnh.
* Phẫu thuật nướu làm lộ phần chân răng
* Tẩy trắng răng ở những người có chân răng bị lộ rồi
* Thường xuyên ăn các loại thực phẩm có tính axit hoặc uống các đồ uống có tính axit

Nhạy cảm tủy là một phản ứng tủy của răng. Tủy nhạy cảm có xu hướng ảnh hưởng chỉ một răng. Nguyên nhân bao gồm:

* Sâu răng hoặc nhiễm trùng
* Một miếng trám gần đây
* Quá nhiều áp lực từ việc nghiến răng hoặc nghiền thức ăn
* Một chiếc răng bị nứt hoặc vỡ

Nếu bạn cảm thấy đau nhói ngay khi cắn, bạn có thể có một miếng trám bị gãy hoặc nứt. Đau khi hết cắn là một dấu hiệu của một chiếc răng bị nứt.
Các triệu chứng

Cả hai sự nhạy cảm ngà và tủy thường liên quan đến phản ứng nhiệt độ hoặc áp lực cắn. Nhạy cảm với đồ uống lạnh hoặc thực phẩm lạnh là triệu chứng phổ biến nhất, răng nhạy cảm với nóng thì ít thường xuyên hơn. Nếu một răng trở nên nhạy cảm với nhiệt, thì thần kinh của răng đang chết dần. Trong trường hợp này, điều trị tủy là cần thiết.
Chẩn đoán
Nha sĩ sẽ nhìn vào tiền sử nha khoa và sẽ khám miệng của bạn. Bạn cũng sẽ cần chụp X-quang để biết rõ có sâu răng hay có vấn đề gì khác với tủy răng hay không. Nha sĩ sẽ hỏi về những thói quen răng miệng của bạn. Việc nhai hoặc nghiến răng có thể góp phần vào sự nhạy cảm. Nha sĩ cũng sẽ tìm các lỗ sâu răng, các miếng trám sâu và bề mặt chân răng bị bộc lộ. Anh ta hoặc cô ta có thể sử dụng thám trâm – một dụng cụ kim loại có một đầu nhỏ để kiểm tra răng nhạy cảm.

Răng có thể nhạy cảm với lạnh trong vài tuần sau khi trám răng. Các kim loại trong hỗn hợp (bạc trong miếng trám Almagam) truyền nhiệt lạnh rất tốt, truyền đến tủy. Miếng trám composite đòi hỏi etching bằng axit trước khi đặt miếng trám. Trong một số trường hợp, việc etching này sẽ loại bỏ men răng làm cho răng nhạy cảm. Tuy nhiên, ngày nay những tiến bộ trong việc bonding làm cho nó ít có khả năng gây nhạy cảm răng.

Nha sĩ của bạn có thể tiến hành các thử nghiệm để xem bạn cần điều trị tủy răng hay không.
Thời gian dự kiến

Nếu răng của bạn trở nên nhạy cảm sau khi trám vào chỗ sâu, thì nhạy cảm có thể biến mất trong vài tuần. Đôi khi miếng trám quá cao và bị cộm khi bạn cắn. Nha sĩ của bạn có thể chỉnh lại miếng trám. Nếu độ nhạy cảm không biến mất theo thời gian, răng có lẽ cần phải rút tủy.

Độ nhạy cảm ở nhiều răng có thể biến mất trong một thời gian ngắn hoặc nó có thể tiếp tục. Nó phụ thuộc vào nguyên nhân gây nhạy cảm. Mỗi trường hợp là khác nhau. Một số người có răng nhạy cảm chỉ trong một hoặc hai tháng. Những người khác có thể kéo dài cả năm.
Phòng ngừa

Nhạy cảm ngà – Bạn có thể làm giảm bớt sự nhạy cảm ngà bằng cách:

* Đánh răng hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa hàng ngày
* Sử dụng bàn chải mềm hoặc siêu mềm và chải nhẹ nhàng lên xuống, chứ không phải là bên này sang bên kia
* Sử dụng kem đánh răng có fluoride và súc miệng
* Sử dụng kem đánh răng có chất bảo vệ chống lại sự nhạy cảm
* Sử dụng gel, hơặc thuốc chống ê
* Điều trị bệnh nghiến răng hoặc siết chặt răng

Nhạy cảm tủy- Nếu không có cách nào tốt hơn để ngăn chặn sự nhạy cảm tủy thì việc điều trị tủy là cần thiết. Trì hoãn điều trị tủy là không nên vì nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác nữa.
Điều trị
Ngà nhạy cảm là hoàn toàn có thể điều trị được, bất kể nguyên nhân gì.

Nha sĩ hoặc trợ lý nha khoa sẽ làm sạch răng của bạn. Nếu răng của bạn quá nhạy cảm khi phải làm sạch, nha sĩ có thể sử dụng chất bôi tê hoặc gây tê cục bộ trước khi làm sạch.

Sau khi làm sạch, nha sĩ có thể bôi một lớp vẹc ni fluoride để bảo vệ răng của bạn. Điều này tạm thời làm giảm độ nhạy cảm. Nó cũng tăng cường độ bền cho các răng của bạn. Nha sĩ có thể áp dụng một phương pháp điều trị nhạy cảm ngay tại phòng khám. Những sản phẩm này sẽ làm bít kín các ống ngà và sẽ giảm nhạy cảm. Một cách tiếp cận mới hơn là sử dụng laser nha khoa. Điều trị bằng laser cũng làm thay đổi ống ngà để giảm độ nhạy cảm.

Sử dụng kem đánh răng có chất fluoride và nước súc miệng có chứa chất fluoride ở nhà cũng sẽ giúp làm giảm độ nhạy cảm. Hiện nay đã có kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm.

Hãy hỏi nha sĩ về nước súc miệng fluoride nào bạn nên sử dụng. Một số nước súc miệng có tính axit nhiều. Một số khác thì không. Bạn nên chọn một loại nước súc miệng fluoride mà sử dụng sodidum fluoride trung tính.
Nhạy cảm tủy sẽ được điều trị bằng cách rút tủy nếu tủy răng bị hư hại hoặc chết. Thần kinh và mạch máu sẽ được loại bỏ và một chất không phản ứng (gutta percha) sẽ được đặt để lấp đầy. Sau khi lấy tủy, răng sẽ không còn được nuôi dưỡng liên tục bởi nguồn máu nuôi. Vì vậy, răng nên được phục hồi bằng hỗn hợp trám hoặc bằng mão răng.

Để giảm đau do sự nghiến răng hoặc siết chặt răng, nha sĩ sẽ làm một máng nhai bảo vệ bằng nhựa để bạn nên đeo trong khi ngủ.
Khi nào thì cần đến nha sĩ ?

Nếu nhạy cảm kéo dài lâu hơn một vài tuần, hãy liên lạc với nha sĩ. Nếu bạn có lịch đến lấy vôi, hãy nói chuyện với nha sĩ về độ nhạy cảm của bạn và nguyên nhân có thể. Hầu hết các trường hợp nhạy cảm răng đều được điều trị dễ dàng.
http://nhakhoahoangbao.com/vi-vn/rang-nhay-cam-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri.aspx