02838589787

QUÁ TRÌNH TRƯỚC VÀ SAU TRÁM RĂNG

Quá trình thực hiện trám răng

Khi bạn đã quyết định đến nha sĩ để thực hiện trám hàn răng, trước khi tiến hành những bước điều trị, trong một vài trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại vùng chuẩn bị làm việc. Sau đó, nha sĩ tiến hành cạo sạch phần sâu răng bằng mũi khoan hoặc thiết bị laser nếu có.

Ngay khi phần sâu răng được loại bỏ hết, nha sĩ sẽ tạo dạng lại khu vực cần trám hoàn thiện. Mỗi một phương pháp phục hình răng đều cần có một hình dạng và không gian thực hiện riêng để đảm bảo cho việc lưu giữ miếng trám hoàn hảo.

Nếu phần răng bị hư hại sâu, có nguy cơ đụng đến phần đáy thân răng, đụng đến tủy, thì bác sĩ sẽ sử dụng thêm vật liệu che tủy lại thông thường là một composite, glass ionomer hoặc các vật liệu chuyên môn khác, trám một lớp nền để bảo vệ vùng tủy. Một số loại vật liệu có khả năng phòng thích flour, có tác dụng giúp bảo vệ răng khỏi những nguy cơ sâu răng về sau.

Để hoàn tất quá trình điều trị, các bước tiếp theo, nha sĩ sẽ thực hiện xoi mòn, bôi keo dán nha khoa và cho chất trám vào vị trí cần trám. Việc sử dụng keo dán nha khoa tốt sẽ có thể giảm thiểu được những rủi ro về các kẽ hỡ cũng như sâu răng dưới miếng trám sau này. Ngoài ra miếng trám tốt, đảm bảo độ cứng chắc cũng có sự góp mặt hiệu quả của một ánh sáng đèn trám tốt, vì vậy mà bạn có thể sẽ thấy, sau mỗi lần cho vật liệu trám vào, bác sĩ sẽ dùng đèn chiếu cho vật liệu cứng chắc hơn.

Kết quả sau trám răng

Phục hình với kết quả tốt hoàn toàn ở tất cả các trường hợp trên lâm sàng là điều không thể nào đạt 100%. Một số trường hợp sau khi trám, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng như

  • Răng nhạy cảm sau trám, nhạy cảm đến từ lực nhai, từ không khí, các thực phẩm ngọt hoặc lạnh,…nguyên nhân gây nên sự nhạy cảm này có thể đến từ chất lượng miếng trám hoặc một số vật liệu khác như keo dán nha khoa hoặc do kỹ thuật thực hiện của nha sĩ. Gọi cho nha sĩ điều trị ngay khi phát hiện răng bị ê buốt.
  • Theo thời gian, tình trạng ê buốt sẽ giảm dần theo thời gian từ một đến hai tuần, vì vậy trong khoảng thời gian đó bạn nên hạn chế ăn uống, sử dụng những tác nhân gây ê buốt, nếu sau hai tuần, răng bạn vẫn thấy khó chịu, bạn nên liên hệ nha sĩ ngay và mô tả thật chính xác cảm giác của bạn như thế nào. Điều này có thể giúp bác sĩ nên biết mình phải làm gì tiếp theo để điều trị dứt điểm tình trạng của bạn, chọn lại loại vật liệu phù hợp với bạn.